Portfolio là gì? Khác gì so với CV

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể giải thích một cách gần đúng nghĩa nhất thì portfolio là hồ sơ năng lực, là một nơi tổng hợp các dự án, thể hiện kỹ năng, năng lực, phong cách, và kinh nghiệm của bạn. Nó giúp người xem có một cái nhìn tổng quan nhất về lịch sử làm việc cũng như khả năng thực sự của bạn.

Portfolio là từ có nguồn gốc từ tiếng Pháp, trong đó porte nghĩa là cầm hay mang theo còn folio là một trang sách hay báo. Điều đó có thể nói một cách khái quát về portfolio như một tập hợp nhiều trang tin, như một nơi triển lãm các thành thích thu nhỏ của tác giả thông qua những sản phẩm hay thành tựu đã đạt được.

portfolio là gì
Các mẫu portfolio về doanh nghiệp mà bạn có thể tham khảo

Mục đích chính của portfolio có thể tóm gọn là để phô bày năng lực của cá nhân đến nhà tuyển dụng nếu cá nhân đó ứng tuyển việc làm hoặc nhà tuyển sinh nếu ứng tuyển vào một chương trình học. Ngoài portfolio của cá nhân thường thấy như đã trình bày ở trên, còn có portfolio công ty phô bày năng lực của công ty đối với nhà đầu tư hay khách hàng.

Vì thế, ai trước khi bắt tay vào làm portfolio cũng rất đau đầu vì làm sao để tạo nên một bộ portfolio ấn tượng là một điều cần học hỏi. Việc của bạn là phải lựa chọn những kinh nghiệm và thành tích phù hợp sau đó sắp xếp chúng theo một bố cục hợp lý. Việc phọ bày khả năng và thông tin trong bộ hồ sơ sẽ giúp nhà tuyển dụng biết được năng lực tổ chức, truyền thông của chính bạn. 

Portfolio và CV khác nhau như thế nào?

CV là một trang tóm gọn bao gồm thông tin cá nhân, quá trình học tập, làm việc, kỹ năng, thành tích, chứng chỉ đạt được, hoạt động ngoại khóa, đam mê theo đuổi của bạn,…Trong khi đó, Portfolio chú trọng đến sản phẩm, dự án mà bạn đã thực hiện. Nó thường được thể hiện dưới dạng mô hình, hình ảnh,…

Cv và portfolio
CV bao gồm thông tin cá nhân, kĩ năng,..Trong khi đó, Portfolio chú trọng đến sản phẩm, dự án mà bạn đã thực hiện

Một portfolio gồm có những gì?

1. Giới thiệu

Đây đương nhiên là phần bắt buộc phải có, thường xuất hiện ở phần đầu của portfolio:

– Tên tuổi.

– Hình chân dung.

– Chuyên môn, lĩnh vực hoạt động.

– Kĩ năng. Xác định khoảng 3-5 kĩ năng chính, nhất là những kĩ năng cần thiết cho lĩnh vực bạn muốn theo đuổi. Chẳng hạn như: quản lý, kế toán, truyền thông, chăm sóc khách hàng,… Ở phần này, bạn cũng có thể bổ sung những lá thư tiến cử, hay nhận xét của khách hàng hay đối tác cũ về các dự án từng có bạn tham gia.

– Lịch sử hình thành (với công ty) hoặc bằng cấp, chứng chỉ liên quan (với cá nhân).

– Khái quát quá trình làm việc và số năm kinh nghiệm

– Các khách hàng.

– Giải thưởng.

– Địa chỉ liên lạc của bạn là điều quan trọng nhất không thể quên, thường gồm số điện thoại, địa chỉ, email hay trang cá nhân.

portfolio giới thiệu bản thân
1 mẫu portfolio giới thiệu bản thân

2. Các sản phẩm tiêu biểu

“Tốt khoe xấu che” – đừng nên nghĩ càng đưa nhiều sản phẩm càng tốt, vì không phải sản phẩm nào của bạn cũng tốt và hoàn hảo, những sản phẩm kém chất lượng có thể làm khách hàng hay nhà tuyển dụng của bạn bận tâm và đây cũng chính là điều làm họ không chọn bạn.

Tuy nhiên, nếu đưa quá ít sản phẩm lên cũng làm portfolio của bạn sơ sài và không được thuyết phục cho lắm. Vì vậy hãy khéo léo đưa sản phẩm vừa đủ làm cho portfolio gọn gàng mà thuyết phục hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên bày trí những sản phẩm nào tốt nhất khiến bạn tự hào nhất ở một vị trí đặc biệt người xem dễ nhìn thấy và ấn tượng nhất.

portfolio sản phẩm

3. Lời nhận xét

Feedback từ khách hàng và đối tác đã từng hợp tác với bạn hay các giải thưởng đạt được sẽ giúp giá trị của bạn tăng lên rất nhiều. đó là minh chứng hùng hồn nhất nói lên đánh giá cũng như năng lực của bạn, vì ngoài sản phẩm thì những lời phê bình sẽ là thước đo cho sự chuyên nghiệp của bạn.

portfolio feedback
Portfolio feedback đem đến 1 cách nhìn khách quan hơn

Lưu ý:
Ngoài 3 phần chính ở trên, một portfolio hoàn chỉnh còn không thể thiếu những phần nhỏ dưới đây như:

  • Thông tin bảo hộ quyền sở hữu: Một câu ghi rõ đây là các tác phẩm của bạn và chúng hoàn toàn bảo mật và thuộc quyền sở hữu của bạn hay một đơn vị nào đó bạn đã từng hợp tác cùng mà không ai có quyền sao chép.
  • Phương châm sống và làm việc: Một quan điểm làm việc và cách nhìn của bạn về lĩnh vực bạn đang theo đuổi.
  • Mục tiêu nghề nghiệp: Mục tiêu sự nghiệp của bạn trong tương lai gần và xa hơn.

Nếu bạn có nhu cầu in ấn các loại danh thiếp, tờ rơi, poster,… vui lòng liên hệ với chúng tôi công ty in ấn Thành Danh hoặc tham khảo ngay giá in uy tín Tại Đây

CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ IN ẤN THANH DANH

Ms. Phương Vy
Email: inanthanhdanh77@gmail.com
SĐT: 08.9999.27.87
Zalo: 08.9999.27.88

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.